Chức năng của móng là gì? Cấu tạo của móng như thế nào?

Chức năng của móng là gì? Cấu tạo của móng như thế nào? Ngay sau đây hãy chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây về chức năng của móng nhé.

Tham khảo ngay

Chức năng của móng là gì?

+ Giúp con người hoạt động: Tương tự như móng vuốt ở động vật, móng tay hỗ trợ con người trong các hoạt động đào bới, leo trèo, cào, lấy đồ vật, gãi khi ngứa…

+ Bảo vệ chống lại chấn thương: Móng tay chân giữ vai trò như tấm bảo vệ giúp ngăn chặn tổn thương đến mạng lưới thần kinh dày đặc ở các đầu chi.

+ Tăng cường cảm giác: Ở đầu các ngón tay và ngón chân có chứa các đầu dây thần kinh giúp truyền thông tin lên não bộ mỗi khi chạm vào vật gì đó. Khi đó móng hoạt động như một lực đối kháng, giúp làm tăng độ nhạy của xúc giác ở các đầu ngón tay, ngón chân.

+ Giữ ẩm và ngăn vi khuẩn: Lớp biểu bì của móng giúp lưu giữ độ ẩm và bảo vệ sự xâm nhập của các vi khuẩn ngoài môi trường vào cơ thể.

+ Tăng thêm vẻ đẹp cho ngón tay ngón chân

+ Là vũ khí tự vệ: đi cùng với các hoạt động tấn công, cào cấu, xé khi cần thiết.

+ Cảnh báo các dấu hiệu bệnh tật của cơ thể khi cấu trúc của móng thay đổi.

chuc-nang-cua-mong

Cấu tạo của móng

Xét về thành phần, móng được cấu tạo bởi nhiều lớp chất đạm cứng như sừng gọi là keratin. Bản thân Keratin (chất sừng) là 1 loại protein có cấu trúc dạng sợi, là vật liệu cấu trúc quan trọng tạo nên những lớp bên ngoài của da người, cũng là thành phần chính của tóc và móng tay.

Nhờ thành phần có kết cấu keratin chặt chẽ, móng tay, móng chân cùng với răng và xương được xem là những bộ phận rắn chắc nhất trong cơ thể con người.

Xét về cấu trúc, cấu tạo móng chân người, móng tay người thường bao gồm 3 lớp:

  • Đĩa móng/ Bản móng: là phần ngoài, có thể nhìn thấy được của móng. Được cấu tạo bởi lớp sừng keratin và phát triển suốt đời. Đĩa móng có màu hồng do nằm trên giường móng có nhiều mạch máu nuôi dưỡng.
  • Giường móng: là phần mô mềm nằm bên dưới đĩa móng, có chứa nhiều mạch máu nhỏ giúp cho móng có màu hồng.
  • Mầm móng: được coi là phần “rễ”, tập trung các mạch máu, chịu trách nhiệm nâng đỡ và phát triển móng.

Làm sao để móng luôn được chắc khỏe?

+ Không nên để móng quá dài vì nó ảnh hưởng đến cấu tạo móng tay và có khuynh hướng dễ gãy.

+ Không nên dùng móng tay để khui cá hộp, thịt hộp,.. để tránh bị tổn thương.

+ Nên cắt móng tay thường xuyên để loại các bụi bẩn, vi khuẩn dưới .

+ Khi đến các tiệm làm móng, nếu có thì bạn hãy đem bộ dụng cụ riêng hoặc để ý nhân viên vệ sinh thật sạch sẽ, tuyệt đối không dùng chung vì có thể mang vi khuẩn lây sang bạn.

+ Nên sử dụng găng tay cao su khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh, nhiều hoá chất vì các chất này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ móng tay, màu sắc,…

+ Để nuôi dưỡng móng khỏe, dài và đẹp thì bổ sung các loại thực phẩm có lượng lớn vitamin C, D, sắt, canxi,… hoặc sử dụng các kem dưỡng móng.

Cảm ơn bạn rất nhiều khi đã theo dõi hết bài viết ” Chức năng của móng “. Chúng tôi nhất định sẽ giúp cho bạn giải đáp những vấn đề cũng như thắc mắc của bạn.