Thành phần của nước mắt có gì? Tại sao nước mắt có vị mặn?

Thành phần của nước mắt có gì? Tại sao nước mắt có vị mặn? Vậy thì ngay sau đây hãy chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Xem ngay

Thành phần của nước mắt có gì?

Nước mắt được tạo ra trong tuyến lệ (ống dẫn nước mắt) ở góc ngoài của mí mắt. Các tuyến này chọn lọc một số thành phần từ huyết tương của bạn để sản xuất ra nước mắt. Các thành phần của nước mắt cơ bản bao gồm:

  • Nước
  • Chất điện giải (natri, kali, clorua, bicacbonat, magiê và canxi). Đây là những thành phần khiến vị của nước mắt mặn
  • Protein (lysozyme, lactoferrin, lipocalin và IgA). Thành phần của nước mắt chỉ có khoảng 1/10 protein của huyết tương
  • Lipid
  • Mucins (dịch nhầy).

thanh-phan-cua-thanh-phan-cua-nuoc-mat-co-gi-mat-co-gi

Tại sao nước mắt có vị mặn?

Ai trong đời cũng được nếm vị nước mắt nhiều lần khi hạnh phúc, khi xúc động, khi vui mừng… Tuy nhiên bạn có bao giờ thắc mắc tại sao nước mắt có vị mặn?

Đôi mắt là một trong những thành phần thích nghi ấn tượng nhất trên cơ thể của chúng ta. Đôi mắt không chỉ tặng cho chúng ta khả năng nhìn thấy mọi vật mà bản thân nó cũng có cơ chế và hệ thống phức tạp để bảo vệ an toàn cho mình.

Việc đảm bảo mắt không bị khô khi mở có tầm quan trọng đặc biệt, đó là lí do tại sao chúng ta chớp mắt. Mỗi lần chúng ta nhắm mắt, một lớp chất lỏng mỏng được trải đều trên bề mặt của mắt.

Mắt có vai trò gì?

Nước mắt đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta khỏe mạnh. Nước mắt giữ cho bề mặt nhãn cầu sạch sẽ, ẩm ướt và bảo vệ mắt khỏi bị hư hại.

Mặc dù, trông có vẻ giống nước bình thường, nhưng nước mắt của chúng ta thực sự khá phức tạp. Nước mắt được tạo thành từ chất nhầy, nước và dầu – mỗi thành phần đều cần thiết đối với mắt.

  • Chất nhầy: Bao phủ bề mặt của mắt, giúp kết dính lớp nước mắt với mắt. Nếu không có lớp chất nhầy lành mạnh, các đốm khô có thể hình thành trên giác mạc, cấu trúc trong suốt giống như mái vòm ở mặt trước của mắt.
  • Nước: Thực sự giống một dung dịch muối có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng đối với chức năng bình thường của tế bào.

Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng để giữ cho lớp tế bào trên cùng của bề mặt mắt khỏe mạnh và biểu mô hoạt động bình thường.

  • Dầu: Ngăn cản sự bay hơi của nước mắt. Một số người không tạo đủ dầu (đôi khi quá nhiều dầu), hoặc thành phần dầu không ổn định, sẽ khiến nước mắt bay hơi quá nhanh và dẫn đến khô mắt.

Nước mắt của chúng ta cũng chứa chất kháng sinh tự nhiên, được gọi là lysozyme – giúp chống lại vi khuẩn và vi rút, giữ cho bề mặt của mắt khỏe mạnh.

Cuối cùng, vì giác mạc không có mạch máu, nên nước mắt cũng là phương tiện mang chất dinh dưỡng đến các tế bào tại đây.

thanh-phan-cua-nuoc-mat

Các loại nước mắt

Nước mắt phản xạ với chất kích thích

Khi mắt bị kích ứng, nước mắt sẽ được tiết ra theo phản xạ để rửa sạch các phần tử lạ, như hơi từ việc thái hành tây, nước hoa hay mùi thơm nồng nặc, hơi cay.

Những giọt nước mắt này cũng có thể xuất hiện khi có ánh sáng chói và các kích thích nóng lên mắt. Hoặc nóng lên lưỡi và miệng. Chúng cũng có liên quan đến nôn mửa, ho và ngáp.

Nước mắt phản xạ được tiết ra với số lượng lớn hơn nhiều so với nước mắt cơ bản. Nhưng cả hai đều có cùng mục đích là bảo vệ mắt.

Nước mắt khi ngủ

Khi bạn ngủ, các ống dẫn nước mắt (tuyến lệ) giảm bớt nước và protein vào nước mắt, nhưng tăng số lượng kháng thể hiện có, đồng thời các tế bào chống nhiễm trùng cũng di chuyển đến túi kết mạc.

Mặc dù thường gặp hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ em, nhưng mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể khóc khi ngủ. Những nguyên nhân có thể gây ra tiếng khóc khi ngủ hoặc khi thức dậy bao gồm:

  • Ác mộng
  • Cơn hoảng loạn khi ngủ
  • Đau buồn trước sự mất mát
  • Phiền muộn, trầm cảm
  • Căng thẳng và lo lắng
  • Đau mãn tính
  • Dị ứng.

Nước mắt cảm xúc

Những giọt nước mắt này gắn liền với nhiều cảm xúc, thường do căng thẳng tinh thần, tức giận, đau khổ, chịu đựng uất ức hoặc đau đớn về thể xác.

Không chỉ riêng những cảm xúc tiêu cực, mọi người cũng khóc khi cực kỳ hạnh phúc, chẳng hạn như khi xem hài và cười lớn. Rơi nước mắt do cảm xúc sẽ kèm theo đỏ mặt và nức nở giống như ho, thở ngắt quãng, đôi khi là co thắt toàn bộ phần trên cơ thể, run bần bật.

Nước mắt cảm xúc có hàm lượng protein cao hơn nước mắt phản xạ do chất kích thích. Nước mắt rơi do xúc động được phát hiện có nhiều hormone hơn, bao gồm prolactin, hormone vỏ thượng thận và leucine enkephalin.

Nhờ loại bỏ các hormone stress, khóc là một cách tốt khi chúng ta gặp nhiều căng thẳng. Nước mắt cảm xúc được tạo ra để ổn định tâm trạng nhanh nhất có thể, cùng với các phản ứng thể chất, chẳng hạn như nhịp tim tăng lên và thở chậm hơn.

Nước mắt của người lớn tuổi

Đôi khi, các ống dẫn nước mắt của chúng ta không sản xuất đủ số lượng và / hoặc chất lượng nước mắt để giữ cho bề mặt của mắt được bôi trơn đầy đủ.

Tình trạng này được gọi là khô mắt và ảnh hưởng đến rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh do thay đổi hormone.

Nguy cơ mắc bệnh khô mắt tăng lên khi tuổi cao. Khi già đi, bạn thường tiết ra ít nước mắt hơn, tuyến lệ cũng giảm thêm các protein vào nước mắt.

Cảm ơn bạn rất nhiều khi đã theo dõi hết bài viết ” Thành phần của nước mắt “. Chúng tôi nhất định sẽ giúp cho bạn giải đáp những vấn đề cũng như thắc mắc của bạn.