SOS là gì? Nguồn gốc của từ SOS là gì? Ý nghĩa của từ SOS là gì?

SOS là gì? Nguồn gốc của từ SOS là gì? Ý nghĩa của từ SOS là gì? Ngay sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Tham khảo thêm

SOS là gì?

SOS có nghĩa là cần sự trợ giúp khẩn cấp, cầu cứu. Nó là viết tắt của nhiều cụm từ chẳng hạn như Save Our Ship (hãy cứu thuyền của chúng tôi), Send Out Succour (Gửi cứu trợ). Nói cách đơn giản giải thích cho SOS mang nghĩa là cầu cứu. Nó là viết tắt nhiều nhất của từ:

  • S – Save: Cứu giúp, giúp đỡ, hỗ trợ,…
  • O – Our: Chúng tôi
  • S – Souls: Linh hồn (số nhiều của từ Soul)

SOS là gì

Dịch đầy đủ của câu này là giải cứu linh hồn của chúng tôi. Bạn cũng sẽ thấy từ “ét ô ét” được giới trẻ sử dụng thường xuyên hiện nay và trở thành câu cửa miệng.

Ý nghĩa SOS là gì?

Khi truy tìm về nguồn gốc thì ban đầu SOS không được sử dụng như một từ viết tắt mà nó là mã Morse khẩn cấp báo hiệu sự cố hàng hải do người Đức sáng tạo nên.

SOS là mã Morse bao gồm ba dấu chấm, ba dấu gạch ngang và cuối cùng là ba dấu chấm (. . . – – – . . .). Tất cả được nối liền nhau mà không có khoảng trắng hay điểm dừng để báo hiệu có nguy hiểm và cầu cứu khẩn cấp.

Khi quy đổi ra ký tự thì theo quy ước mã Morse quốc tế, ba dấu chấm tương ứng với chữ “S”, ba dấu gạch ngang tương ứng với chữ “O”.

Mặt khác người ta nhận thấy ký hiệu SOS dù nhìn theo chiều xuôi hay ngược vẫn giữ được nguyên ý nghĩa. Vì thế từ này nhanh chóng được sử dụng phổ biến khi cần cầu cứu.

Năm 1906, tại Hội nghị Quốc tế về Liên lạc Điện tín trên biển tổ chức ở Berlin, ký hiệu SOS lần đầu tiên được đề xuất làm quy ước về tín hiệu cầu cứu khẩn cấp. Đến năm 1908, tín hiệu SOS nhận được phê chuẩn của cộng đồng quốc tế và dần trở nên phổ biến cho đến tận ngày nay.

SOS la gi

Ứng dụng tín hiệu SOS trong những lĩnh vực khác

SOS trong viễn thông, di động

Cuộc gọi SOS là đặc điểm chính của lĩnh vực SOS. Đây là cuộc gọi khẩn cấp được cài đặt mặc định trên smartphone.

Ngoài ra người dùng có thể cài đặt tin nhắn cầu cứu tự động để sử dụng. Khi gặp phải tình huống cần được cứu trợ, bạn cần liên hệ đến trung tâm cứu trợ gần nhất.

Hiện nay tại Việt Nam có một vài đầu số trung tâm trợ giúp bạn nên biết rõ đó là:

  • Đầu số 112: Yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn tại toàn quốc
  • Đầu số 113: Yêu cầu sự trợ giúp từ cảnh sát, công an
  • Đầu số 114: Yêu cầu sự trợ giúp từ cơ quan phòng cháy chữa cháy
  • Đầu số 115: Yêu cầu sự trợ giúp từ cơ sở y tế, bệnh viện

SOS trong ngành hàng hải

Tại lĩnh vực hàng hải, tín hiệu SOS thường sử dụng với ý nghĩa Save Our Ship. Ý nghĩa câu này là “Hãy cứu tàu của chúng tôi”, báo hiệu tàu đang gặp sự cố. Thuyền viên trên tàu đang cần sự giúp đỡ từ các tàu xung quanh, cơ quan cứu trợ hàng hải.

SOS trong Công nghệ

Ở lĩnh vực công nghệ thì SOS là gì? Khác với những lĩnh vực trên, SOS trong công nghệ được viết tắt bởi từ System of Systems, tập hợp gồm nhiều hệ thống độc lập.

Hệ thống có thể phân tán hoặc là một bộ phận tại hệ thống lớn, phức tạp hơn. Khi các hệ thống độc lập kết hợp lại sẽ tạo ra một chỉnh thể với chức năng, hiệu suất riêng biệt.

Ví dụ một cách dễ hiểu, một chỉnh thể lớn và phức tạp sẽ là một chiếc xe hơi. Để xe vận hành tốt thì tất cả bộ phận xe (hệ thống độc lập) cần phối hợp nhịp nhàng.

SOS trong đèn pin

Hiện nay có khá nhiều sản phẩm đèn pin được tích hợp chức năng báo hiệu SOS. Chức năng này có thể hỗ trợ khi bạn bị lạc trong rừng, bị thương tại nơi vắng bóng người.

Nếu ấn chọn chức năng phát tín hiệu SOS, đèn pin sẽ bắt đầu chớp nháy hệt như mã Morse. Bao gồm 3 lần nháy ngắn, 3 lần nháy dài và 3 lần nháy ngắn. Người khác khi nhìn thấy đèn sẽ nhận biết được để tới hỗ trợ kịp thời cho bạn.

Cảm ơn bạn rất nhiều khi đã theo dõi hết bài viết ” SOS là gì? “. Chúng tôi nhất định sẽ giúp cho bạn giải đáp những vấn đề cũng như thắc mắc của bạn.