Lông mi có tác dụng gì? Lông mi có cấu tạo như thế nào?

Lông mi có tác dụng gì? Lông mi có cấu tạo như thế nào? Vậy thì ngay sau đây hãy chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây để biết lông mi có tác dụng gì nhé.

Tham khảo

Lông mi có tác dụng gì?

Chức năng của lông mi là hàng rào bảo vệ mắt

Lông mi có chức năng bảo vệ mắt khỏi những hạt độc hại trong không khí như bụi bẩn, vật thể li ti và cát. Chúng giúp ngăn chặn những hạt này rơi vào mắt. Lông mi cũng bảo vệ đôi mắt khỏi mồ hôi hay mưa rơi vào.

Hình dáng của lông mi cong lên là cách tốt nhất để ngăn chặn những giọt nước thấm vào mắt. Tác dụng lớn nhất của nó là giúp mắt khỏi bị ánh sáng quá mạnh chiếu vào ánh sáng phát ra từ mặt trời.

Lông mi nó có vai trò trong việc lọc ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt của bạn. Đồng thời ngăn bụi rơi vào mắt. Lông mi ở phía trên và dưới mắt giống như hai bức rèm cửa sổ để bảo vệ con mắt kiều diễm.

Lông mi còn thực hiện vai trò giống như râu mèo. Những sợi lông nhỏ bé sẽ có cảm giác khi bạn chạm vào, chúng sẽ cảm ứng và cảnh báo cho biết nếu có một mối nguy hiểm nào đó đang ở gần vùng mắt.

Những mối nguy hiểm bao gồm những loại côn trùng, bụi và các mảnh vỡ có thể xâm nhập vào mắt. Mắt và mi mắt sẽ đóng lại để bảo vệ mắt khỏi những nguy hại khi có tác động bên ngoài. Nó làm việc như một lớp hàng rào bảo vệ đầu tiên.

long-mi-co-tac-dung-gi

Xem thêm: Chất xám là gì? Vai trò và chức năng của chất xám là gì?

Cấu tạo của Lông mi

Lông mi có cấu tạo 97% keratin và 3% nước. Lông mi của bào thai được hình thành từ lớp ngoại bì trong khoảng từ tuần 22 đến tuần 26 của thai kỳ.

Nếu bị nhổ đi, lông mi mất từ 7 đến 8 tuần để mọc lại, nhưng liên tục nhổ đi có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn. Màu của lông mi có thể khác so với màu của tóc.

Nhưng chúng thường có màu tối ở những người có màu tóc tối và màu sáng ở những người có màu tóc sáng. Lông mi không bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố cho nên chúng không bị ảnh hưởng bởi tuổi dậy thì.

Lông mi cũng giống như tóc, chúng phát triển theo một vòng tuần hoàn, trải qua 3 thời kỳ chính như:

+ Giai đoạn anagen – thời kỳ tăng trưởng tích cực kéo dài từ 30 đến 45 ngày. Thời gian này lông mi phát triển liên tục mà không rơi ra, trừ khi buộc phải rơi ra.

+ Giai đoạn catagen – thời kỳ quá độ kéo dài từ 14 đến 21 ngày. Giai đoạn này về cơ bản là một giai đoạn chuyển tiếp trong đó lông mi dừng mọc, gốc lông mi co lại, vỏ bên ngoài và được gắn vào chân tóc và không có lông mi mọc ngược trở lại trong giai đoạn này nếu lông mi của bạn bị rụng đi, sẽ không có lông mi thay thế cho đến khi giai đoạn này kết thúc.

+ Giai đoạn telogen – thời gian nghỉ ngơi. Ở thời điểm này lông mi sẽ nghỉ ngơi trong khoảng 100 ngày mà không bị rơi. Sau đó, nó sẽ bắt đầu rơi xuống. Khi có một tác động nhẹ nào đó bạn sẽ thấy lông mi rụng xuống dễ dàng.

Nếu bị rụng lông mi ở giai đoạn này, nó sẽ mọc lại nhanh hơn so với 2 giai đoạn trên. 90% lông mi sẽ tăng trưởng trong giai đoạn này, có thể dài đến khoảng 0,16mm trong một ngày. Khi lông mi rụng xuống hoặc bị đứt, lông mi sẽ tự động mọc lại nhanh chóng.

Cảm ơn bạn rất nhiều khi đã theo dõi hết bài viết ” Lông mi có tác dụng gì? “. Chúng tôi nhất định sẽ giúp cho bạn giải đáp những vấn đề cũng như thắc mắc của bạn.